Việc cần làm khi đang kinh doanh quán cafe ế ẩm

0
2922

Tôi cũng từng giống các bạn, lấy tiền cá nhân rồi cả vay mượn để thuê mặt bằng kinh doanh quán cafe. Ban đầu thì rất hào hứng vì mình có thể thực hiện được mong muốn của mình, tuy nhiên khi đã làm vài tháng rồi mới vỡ lẽ ra nhiều điều. Chúng ta thiếu quá nhiều kinh nghiệm, ảo tưởng,….và hơn hết là vẫn đang lỗ. Khi đó tôi thực sự mệt mỏi, làm sao để vực dậy công việc kinh doanh cafe ế ẩm này. Sau này khi trải qua thì tôi đúc rút được một số kinh nghiệm, tôi xin chia sẽ một vài kinh nghiệm thực tế của bản thân. Ưu điểm của những kinh nghiệm này là hoàn toàn miễn phí và có thể sử dụng được ngay.

  1. Liên hệ với chủ nhà để xin giảm tiền nhà.

Đây là một việc rất cơ bản nhưng cực kì thiết thực của những bạn mới bắt đầu kinh doanh quán cafe. Ở đây chúng ta không thể can thiệp vào hợp đồng được rồi. Vậy nên hãy sử dụng “cái tình” để làm việc với chủ nhà. Hãy trao đổi và chia sẽ với chủ nhà về thực trạng hiện tại của cửa hàng chúng ta. Xin họ bớt tiền nhà trong vài tháng khó khăn rồi khi mọi chuyện tốt lên thì chúng ta sẽ có hỗ trợ gì đó cho bên chủ nhà. Thực sự nhiều người cho thuê nhà cũng không muốn chúng ta dẹp tiệm sớm vì họ cũng mất khoản thu đáng kể, bên cạnh đó việc tìm người thuê nhà khác cũng mất thời gian nên thường gia chủ sẽ có sự hỗ trợ nhất định.

  1. Rà soát lại mọi khoản chi tiêu trong cửa hàng.

Việc kinh doanh như việc lái thuyền. Bạn đang lỗ đồng nghĩa với việc con thuyền đang chìm dần hoặc đang đi rất chậm. Hãy ngồi lại và viết ra tất cả các khoản thu và chi của cửa hàng  bạn. Lưu ý phải thật sự chi tiết, mua một chiếc tăm cũng phải ghi vào nhé. Điều này giúp bạn thấy được đâu đang là vấn đề dẫn đến thua lỗ. Tiền đang đến từ đâu và thất thoát ở đâu. Tiến sỹ Lê Thẩm Dương từng nói ” kinh doanh là nhìn thế giới qua lỗ đồng xu”, phải chi li như vậy thì bạn mới kiểm soát con thuyền được.

  1. Cắt giảm những khoản chi không cần thiết.

Như đã nói ở trên, sau khi rà soát được các khoản thu chi. Việc kế tiếp là phải loại bỏ những khoản phí không cần thiết. Tôi ví dụ như việc mua máy rang cà phê loại lớn nhưng cả tuần mới rang một lần. Nếu bạn đã kinh doanh lớn thì không sao, nhưng ở đây chúng ta còn kinh doanh nhỏ phải không nào. Vậy nên hãy cắt giảm mạnh các khoản không cần thiết nhé. Đây là câu nói mà tôi rất tâm đắc “Bạn bớt tiêu một đồng thì cũng giống như bạn kiếm thêm một đồng vậy”.

  1. Khi thua lỗ, hãy khoan đầu tư thêm tiền.

Khi thua lỗ, nhiều cửa hàng kinh doanh quán cafe thường có xu hướng điên cuồng xin thêm tiền hoặc đầu tư thêm với ý niệm rằng mở rộng thị trường để kiếm doanh thu.

HÃY BÌNH TĨNH!. Nếu bạn biết bạn đang làm gì thì rất tốt, còn nếu đầu tư mà chưa chắc thì tôi khuyên nên hãy khoan đầu tư thêm. Kinh nghiệm của tôi những lúc như thế này là chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, thắng chắc”. Vì đa phần chúng ta đã chi quá nhiều tiền ban đầu rồi, giờ huy động thêm nữa mà không thành công thì đúng là không ổn. Hãy suy tính thật kĩ việc bạn sắp đầu tư có thật sự đạt được những điều mà bạn muốn không? nếu được thì hãy hành động

Hay nếu bạn thua lỗ quá, hay sang lại quán, tuy nhiên bạn có thể tham khảo bài viết này để hiểu được những người mua quán sang nhượng thường suy nghĩ gì

kinh doanh quán cafe

  1. Tính mức tối thiểu sinh lời.

Nếu đang lỗ thì đây là điều nên làm. Tôi đã từng áp dụng việc này khi còn kinh doanh quán cafe và khá hiệu quả. Đó là tôi tính toàn bộ chi phí một ngày mà quán phải trả. Sau đó tôi đặt mục tiêu là phải đạt điểm hòa vốn của ngày. Rồi khoản lời tối thiểu ngày. Như vậy tôi sẽ giảm áp lực rất nhiều. Không những thế tôi có thể giới hạn các khoản chi trong quán. Nếu bạn mới mở quán thì cũng nên áp dụng để tập quen với cách quản lý.

  1. Điều chỉnh giá bán

Hầu hết các bạn đang kinh doanh quán cafe thì nguồn thu chủ yếu đến từ hoạt động bán hàng. Chính vì thế giá cả rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của quán. Ở đây là hãy xác định tệp khách hàng chủ yếu của bạn, xem họ là ai, mức thu nhập là bao nhiêu rồi hãy xem các đối thủ của bạn để giá sản phẩm là như thế nào. Từ đó điểu chỉnh cho phù hợp.

LƯU Ý: nếu giá bạn cao hơn đối thủ nhưng nguồn thu tốt thì đừng nên giảm và nếu giá bạn có tăng thì chỉ nên tăng với khách hàng mới thôi, không tăng với khách hàng cũ.

Lê Nhật Luân.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here