Mô hình kinh doanh quán cafe hiện nay thực sự đang có rất nhiều và đa dạng. Điều này đến từ việc khách hàng ngày càng có những nhu cầu mới hơn. Bên cạnh đó, các quán cà phê khi cạnh tranh với nhau, họ cũng cần có những thay đổi nhằm thu hút khách hàng.
Từ từ khoan một chút, vậy các mô hình trong bài viết này là gì? Không lẽ ông viết bài xạo ke. Để mình giải thích một chút nè, để định nghĩa về mô hình thì có nhiều cách định nghĩa, trong bài viết trên thì định nghĩa mô hình kinh doanh cafe được dựa trên cá nhân nhà đầu tư cá nhân, tức là bạn là dân không chuyên lắm, mọi yếu tố sẽ được quy về nguồn tiền nhằm giúp bạn loại bỏ đi những điều kiện mà mình không đáp ứng được. Còn đối với bài viết này, mình sẽ mặc định các bạn là nhà đầu tư tương đối chuyên nghiệp hơn, cái bạn đã có là có tiền rồi, giờ mình chọn cái hướng đi phù hợp với mong muốn của bạn. Mỗi mô hình đều có điểm mạnh riêng và nhắm đến một bộ phân khách hàng rõ ràng. Nắm rõ được mô hình quán cà phê sắp tới của mình là gì, bạn sẽ có thể chuẩn bị trước những điều cần thiết để có thể dễ dàng lên kế hoạch hơnMô hình quán cà phê truyền thống
(bình dân – quán cóc – vỉa hè – sân vườn – văn phòng – rang xay) Mình gộp chung nhiều loại mô hình kia làm một, đó là mô hình kinh doanh cà phê truyền thống. Mục tiêu chính của mô hình này là cung cấp các dịch vụ cơ bản, như uống nước, địa điểm nói chuyện, nói chung là các dịch vụ cơ bản của một quán cà phê Những quán cà phê này thường nhắm đến đại bộ phận người dân nói chung, với mức giá rất đa dạng. Đây là mô hình mà theo như mình thấy là cơ bản nhất trong tất cả các mô hình. Tuy nhiên, đây cũng là mô hình ít tạo sự khác biệt nhất. Có chăng sự khác biệt ở đây nằm ở địa điểm, giá bán hay là thiết kế quánMô hình cà phê độc lạ.
Đây là hình thức kinh doanh nắm bắt sự hiếu kỳ của khách hàng, thiết kế kỳ quái tạo nét độc đáo để giúp quán trở nên khác biệt. Những người hiếu kì, thích những điều mới lạ, độc đáo sẽ thích thú với những quán cà phê như thế này. Ưu điểm của mô hình này là dễ tạo trend, gây sự chú ý, tò mò ban đầu. Tuy nhiên, thời gian tồn tại của mô hình này thường không dài. Mô hình cà phê thú cưng, cà phê lạnh là những đặc trưng của những quán cà phê này.Mô hình cà phê cộng đồng
Mô hình cà phê cộng đồng là những quán cà phê tập trung những khách hàng có cùng sở thích, đam mê. Cà phê “tinh tế” hay “nhã nam thư quán” là các ví dụ điển hình cho mô hình này. Họ mở quán cà phê với mục đích chính để tạo thành một sân chơi dành cho những người có cùng sở thích. Lợi thế nhỏ của mô hình này là bạn có thể crossale(bán chéo) các phẩm liên quan đến nhóm khách hàng của mình. Vậy là vừa bán nước, vừa bán thêm được nhiều thứ khác. Mô hình này chỉ có thể tồn tại tốt khi nó có một cộng đồng đủ lớn. Nếu bạn mở ra mà không có nhóm cộng đồng thì mô hình này sẽ giống như mô hình quán cà phê truyền thống ở trên.Mô hình cà phê mang đi (take away)
Mô hình này được du nhập vào Việt Nam cách đây tầm 5-7 năm trước. Với những cái tên ở thành phố Hồ Chí Minh khi đó là Passio, urban station,… Thường những quán này có những đặc điểm chung là diện tích sử dụng khá nhỏ, chỉ để được vài bộ bàn ghế, đa phần khách hàng đến mua rồi mang đi và ít khi ngồi lại. Nhưng thật đáng buồn, văn hóa cà phê khi đó và hiện nay của chúng ta khác xa người nước ngoài. Mọi người vẫn muốn “đi cà phê để ngồi tại quán cà phê” hơn là việc mua về. Điều này khiến nhiều thương hiệu phải thay đổi về chiến lược, mô hình này càng ngày càng ít bạn tham gia, và các quán lớn cũng mở thêm dịch vụ mang về Mô hình cafe chuỗi ( Cái này thì mình sẽ cập nhật trong một bài viết khác nhé ) Tổng kết lại Chúng ta đã biết đến các mô hình đặc trưng trong ngành kinh doanh cà phê, bây giờ bạn nên tìm ra cho mình mô hình phù hợp